Học vẽ tranh cơ bản, cách vẽ tranh cơ bản

Vẽ là một điều rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng, từ khi sinh ra, tất cả chúng ta đều có thể vẽ, bắt đầu từ những nét vẽ đơn giản - đường thẳng nguệch ngoạc hay đường tròn mèo mó ...

Vẽ là một điều rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng, từ khi sinh ra, tất cả chúng ta đều có thể vẽ, bắt đầu từ những nét vẽ đơn giản - đường thẳng nguệch ngoạc hay đường tròn mèo mó . Ai cũng đã từng thử qua vẽ dù chỉ một lần nhưng để vẽ chính xác và vẽ đẹp không phải ai cũng làm được. Bài viết này của ARC Hà Nội sẽ giúp các bạn học vẽ tranh cơ bản. Chỉ khi nắm được nền tảng, bản chất của vẽ thì bạn mới có thể chinh phục được bộ môn khó nhằn này. Cùng xem, những bước để học vẽ tranh cơ bản là gì nào!

1. Học vẽ tranh cơ bản – Bạn cần vẽ những gì?

 

Vẽ tất cả những gì bạn nhìn thấy: Bắt đầu bằng những vật đơn giản (điển hình như bát hoa quả) hoặc các đồ vật thông thường, sau đó tiến tới vẽ các vật phức tạp hơn – chẳng hạn như một chiếc bàn có hình dạng phức tạp hoặc vẽ mặt người. Càng giỏi vẽ các vật thật bao nhiêu, bạn sẽ càng có khả năng thể hiện các ý tưởng của mình lên giấy tốt bấy nhiêu.

- Giả dụ như bạn muốn vẽ một nhân vật hoạt hình. Bạn có thể tưởng tượng ra mọi chi tiết – nét biểu cảm trên gương mặt, cảm xúc trong ánh mắt và dáng dấp đặc trưng của nhân vật – nhưng nếu bạn chưa thực hành vẽ khuôn mặt, đôi mắt và dáng người, bạn sẽ gặp khó khăn khi vẽ nhân vật đó lên giấy sao cho khớp với hình ảnh mà bạn hình dung trong đầu.

- Thay vì vẽ một bức tranh lớn hoặc chi tiết ngay từ đầu, bạn nên tập trung vào các vật nhỏ và đơn giản. Chọn một bát hoa quả, một ngôi nhà hoặc một rặng núi và vẽ lại các vật đó chỉ bằng bút chì. Vẽ nhiều phiên bản khác nhau của cùng một vật. Giả sử như khi vẽ một rặng núi, bạn hãy đánh giá một chút về bức vẽ đầu tiên của mình. Tìm ra những nét đúng và sai, hoặc nhờ một người bạn nhận xét xem những phần nào của ngọn núi có vẻ không tự nhiên hay cần phải cải thiện. Khi đã biết những điểm cần phải sửa chữa, bạn hãy vẽ lại rặng núi đó. Lần này, bạn hãy chỉnh lại những điểm chưa tốt trong bức vẽ đầu tiên. Nếu muốn kỹ năng vẽ của mình được cải thiện sau vài tuần, bạn hãy vẽ lại cùng một bức tranh đó. Bạn sẽ tiến bộ trông thấy!

- Tưởng tượng mình là đầu bếp. Khi một đầu bếp học một công thức nấu ăn mới, anh ta thường dành nhiều ngày hoặc nhiều tuần chỉ để nấu món ăn đó. Điều này khiến việc thưởng thức món ăn có chút nhàm chán, nhưng nhờ đó anh đầu bếp có thể hoàn thiện món ăn của mình sau một tuần. Đừng nản lòng nếu món ăn của bạn chưa được hoàn hảo ngay. Mọi việc đều phải có thời gian để hoàn thiện.

 

Vẽ mọi lúc, mọi nơi, vẽ bất cứ khi nào có thể: Càng thực hành nhiều, kỹ thuật vẽ của bạn càng tốt hơn. Ngay cả khi đang tập trung vào một việc khác, nhưng nếu bàn tay rảnh rỗi, bạn hãy lấy giấy bút ra và bắt đầu vẽ những nét cơ bản (thời gian nói chuyện điện thoại là cơ hội tuyệt vời để thảo những nét vẽ nguệch ngoạc).

- Tập vẽ những hình cơ bản khi mới bắt đầu. Những hình cơ bản là nền tảng để tạo nên các hình dạng khó vẽ hơn sau đó. Khi bạn đã nắm vững được các hình vẽ cơ bản, hành trình đi tới của bạn sẽ trở nên có ý nghĩa và hiệu quả hơn.

- Vẽ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, v.v… Thách thức bản thân tăng dần độ hoàn thiện của các hình vẽ. Tiếp đó thử vẽ sang các biến thể khác từ các hình cơ bản: các kích cỡ lớn nhỏ của hình tròn và hình vuông, các dạng hình chữ nhật và tam giác khác nhau.

- Với nhiều hình vẽ lặp đi lặp lại (và sọt giấy vụn đầy giấy vo viên), một lúc nào đó bạn sẽ vẽ được hầu hết các hình thù một cách thoải mái. Để nâng cao kỹ năng cơ bản này, bạn hãy vẽ cả những đường cong và hình xoắn. Thử vẽ hình lò xo, hình xoắn ốc và các nhiều hình dạng vòng dây, vòng xoắn trang trí, vòng hoa, chú ý đến độ đồng đều của các đường cong.

 

2. Học vẽ tranh cơ bản - Vẽ như thế nào?

 

Vẽ hình phác thảo thô sơ: Nếu đang vẽ một cái cây, bạn đừng vẽ lá ngay một lúc; nếu không, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chỉ vẽ một phần của vật mà quên đi “bức tranh toàn cảnh”, dẫn tới thiếu chỗ để vẽ phần còn lại, hoặc thông thường hơn, bức vẽ của bạn sẽ trở nên thiếu cân đối một cách không đẹp mắt.

- Sử dụng những nét chì nhẹ tay, lặp đi lặp lại. Hãy thoải mái và đừng lo về các sai sót. Bạn đang cố gắng thể hiện ý tưởng chung, không phải là đang tạo ra bản sao chép hoàn hảo. So sánh, điều chỉnh và sửa chữa để có được sản phẩm cuối cùng.

- Nếu vẽ một vật thực, bạn hãy so sánh tính chính xác của hình vẽ trên giấy với vật mẫu. Đảm bảo tỷ lệ giữa các hình dạng càng chính xác càng tốt.

- Tưởng tượng hình ảnh cuối cùng của cái cây bạn muốn vẽ và phác thảo bằng những nét nhẹ bằng bút chì. Bạn có thể vẽ những đường nét chính, hoặc phác thảo ”bộ xương” của nó (như người ta thường thực hiện khi vẽ cơ thể).

- Một phương pháp rất hay là tưởng tượng các hình cơ bản từ vật mẫu. Nói cách khác là chia vật mẫu thành nhiều phần nhỏ hơn trong hình dung của bạn. Thông thường, hình vẽ cây sẽ là một hình trái xoan hoặc hình tam giác đặt trên một hình trụ. Vẽ cả hai hình này theo kiểu 3D để sau đó bạn có thể điền thêm các chi tiết, đồng thời giữ được tỷ lệ mong muốn.

 

Thêm chi tiết cho bản phác thảo: Dùng những nét đậm/nhấn mạnh hơn để làm nổi các phần của bức vẽ bạn muốn có và dùng tẩy xóa đi các nét không cần thiết. Vẽ thêm các chi tiết, từng ít một, nhớ thường xuyên lùi lại và ngắm tổng thể để đảm bảo bức vẽ đang hình thành theo đúng ý bạn. Học và thử nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau để nâng cao khả năng diễn đạt ý tưởng của mình qua những nét vẽ

- Sử dụng kỹ thuật đánh bóng. Đánh bóng là kỹ thuật tạo sự khác biệt về ánh sáng và màu sắc. Hình dung ánh sáng chiếu vào một vật và tạo nên những phần sáng tối khác nhau trên vật đó. Điều này khiến bức vẽ có thêm độ sáng, độ đậm và chiều sâu.

- Tưởng tượng hình ảnh một quả bóng ở tiền cảnh, và mặt trời đang bắt đầu lặn ở hậu cảnh. Vì mặt trời đang rất gần với đường chân trời, ánh sáng của nó đang hắt lên quả bóng ở một góc rất thấp, trái ngược với góc cao (khi mặt trời lên cao vào giữa trưa hoặc trong một ngày đầy nắng). Như vậy, để vẽ được ánh sáng chiếu lên quả bóng, bạn sẽ phải đánh bóng sao cho phần trên quả bóng sáng hơn phần dưới, vì ánh sáng không chiếu trực tiếp vào phần dưới quả bóng.

- Tập vẽ bóng của các vật. Nếu muốn có một bức vẽ chân thực, bạn cần nghiên cứu cách ánh sáng phản chiếu lên các vật và cái bóng của chúng. Bóng của một vật gần như mô phỏng hình dạng của vật đó, hoặc có thể kéo dài, xiên xiên hay biến dạng. Chú ý đến các dạng bóng do ánh sáng mặt trời tạo ra trong thực tế và thể hiện lại trong các bức vẽ của bạn.

 

Thêm nét hiện thực vào tranh: Cho dù mục đích cuối cùng của bạn là vẽ truyện tranh hay biếm họa, bạn cũng cần biết điều gì sẽ khiến một vật trong bức vẽ trông như thật. Nắm bắt những phương pháp thực hành sau đây sẽ là chìa khóa để giúp các bức vẽ của bạn có vẻ thật hơn:

- Nghiên cứu về luật phối cảnh. Luật phối cảnh dựa trên thực tế là những vật ở xa sẽ trông nhỏ hơn các vật ở gần. Nếu bạn đang vẽ một vật rất to (như một tòa nhà) hoặc một cảnh phức tạp (như một khu phố), điều đặc biệt quan trọng là hiểu luật phối cảnh, trừ khi bạn muốn bức vẽ của bạn trông như phim hoạt hình. Việc chú ý đến luật phối cảnh khi vẽ những vật nhỏ, đơn giản (một hình lập phương, một chồng sách) là bài thực hành rất tốt khi học vẽ.

- Tìm hiểu về tỷ lệ. Tỷ lệ là sự tương quan về kích thước giữa các bộ phận của một vật. Tỷ lệ có thể có thể ảnh hưởng đến độ chân thực của bức vẽ. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật đo lường như kẻ ô hoặc đánh dấu để có tỷ lệ chính xác. Việc thay đổi tỷ lệ (bằng cách phóng đại một vài nét và thu nhỏ các nét khác) có thể chuyển tải những ý tưởng độc đáo, hoặc tiêu biểu cho một phong cách nào đó. Chẳng hạn như các nhân vật trong tranh biếm họa hoặc truyện tranh có đôi mắt và khuôn mặt với tỷ lệ được phóng đại so với thực tế. Bạn hãy tập làm quen với tỷ lệ của các vật và con người trước khi thử nghiệm thay đổi tỷ lệ

- Chơi đùa với sắc màu. Màu sắc tạo nên nét khác biệt cho bức vẽ. Sự tương phản, pha trộn, bão hòa và phối hợp màu sắc giúp cho những bức vẽ sống động hơn, chân thực hơn hoặc trừu tượng hơn, tùy vào cách sử dụng màu. Nếu thích, bạn hãy pha màu nước và màu acrylic. Pha trộn những màu sắc khác nhau và xem màu sắc mới được pha ra sao. Chụp lại một số bức vẽ, thử nghiệm với nhiều màu sắc khác nhau và xem kết quả sẽ thay đổi thế nào tùy vào các màu mà bạn sử dụng.

 

3. Học vẽ tranh cơ bản ở đâu?

 

Vì để đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ, ARC Hà Nội luôn mở và khai giảng các lớp học vẽ tranh cơ bản. Chúng tôi hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo và luyện thi Đại học khối ngành V, H cam kết rằng, nếu lựa chọn chúng tôi thì kĩ thuật vẽ của bạn sẽ được nâng cao và cam kết ĐỖ 100% khối ngành V, H. Còn chần chờ chi mà không lựa chọn ARC Hà Nội là trung tâm Mỹ thuật học vẽ tranh cơ bản. Liên hệ ngay với chúng tôi nào!

 

Hãy đến với ARC Hà Nội để trải nghiệm không gian học lý tưởng và vui vẻ nhất. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay TẠI ĐÂY.

.